XÔNG HƠI KIỂU MÙA MƯA

Xông lá giải cảm là phương pháp trị liệu hiệu quả nhanh chóng và an toàn. Tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách nên cũng có người sau khi xông không phát huy được tác dụng ưu việ của phương pháp này.

Bác sĩ Lương lễ Hoàng trong trang nhà có chia xẻ chi tiết cách thực hiện cũng như đưa một sáng kiến xông bằng dù thay vì bằng trùm mền trong mùa mưa. 

“Một trong các liệu pháp luôn luôn có mặt trong kho tàng kinh nghiệm của y học dân gian, Đông cũng như Tây, chính là phương pháp xông hơi. Liệu pháp này được ưa chuộng không chỉ vì tác dụng cấp thời mà còn do hình thức áp dụng tương đối đơn giản. Không kể đến phương tiện tốn kém như phòng xông hơi (sauna), hay máy xông mũi, với người bình dân chỉ cần tìm thang thuốc xông, nấu nồi nước nóng rồi trùm mền hít thở đã đủ để giải cảm. Tuy phổ thông như thế nhưng không phải mọi ai cũng hiểu rõ về cách dùng nồi xông sao cho sau đó thấy khỏe, thay vì tuy gọi là xông hơi nhưng xông rồi cứ như hết… hơi!

Trước hết, nhiều người vẫn tưởng phải nấu nước thật sôi mới có tác dụng. Không đúng! Hơi nước đang sôi nếu may mắn không gây bỏng da cũng kích ứng niêm mạc mũi, mắt, miệng… Đúng là nấu nước cho sôi nhưng để nguội tối thiểu 5 phút rồi hãy trùm chăn hít hơi thuốc.

Kế đến, khi bỏ thuốc xông vào nồi không cho một lượt mà dành các vị có tinh dầu như quế, gừng, sả, húng chanh… vào phút cuối. Trong trường hợp không mua được thang thuốc xông chính hiệu chỉ cần cho nhúm dầu cù là hay muổng canh dầu khuynh diệp vào nồi nước nóng thì cũng có ngay tác dụng tương tự. Nếu tìm được loại dầu nào có tràm trong thành phần càng tốt nhờ thêm tác dụng kháng khuẩn cho đường hô hấp lẫn ngoài da.

Tiếp theo, trong khi xông đừng quên há miệng hít thở cho sâu để hợp chất tinh dầu của bài thuốc có thể cống hiến tối đa tác dụng kháng sinh, kháng viêm, long đờm trong vùng hầu họng. Đừng ngại khi phải đổ nước mắt nước mũi trong lúc xông vì đó là cách giúp đào thải vi khuẩn, nấm mốc, tạp chất… đang bám chặt trên niêm mạc đường hô hấp.

Tham thì thâm. Đừng ngồi lì xông hơi hơn 10 phút! Sau khi xông phải thay ngay quần áo khô, giữ ấm, đặc biệt là hai bàn chân, và nằm nghỉ tối thiểu 30 phút vì hệ tuần hoàn rất nhạy cảm trong lúc và sau khi xông hơi. Nhiều người bị chóng mặt, ngất xỉu do xông hơi quá lâu hay làm việc ngay sau khi xông thuốc.

Có ra cũng phải có vào. Sau khi đổ mồ hôi cần bổ sung ngay cho cơ thể lượng nước và chất điện giải vừa thất thoát. Uống ngay ly lớn nước khoáng sau khi xông hơi là điều không nên quên.

Sau hết, thay vì trùm mền sát đầu, vừa tù túng vừa khó bề xoay trở, có thể sáng tạo một chút bằng cách xông hơi dưới tán của cây dù. Với kiểu này có thể bắt ghế ngồi thoải mái với nồi nước xông đặt trên bàn. Xông hơi với cây dù còn có lợi hơn phương pháp trùm mền ở hai điểm:
–    Về mặt cơ chế vận hành, tùy theo mức độ gay gắt của hơi nước sôi, của hàm lượng tinh dầu mà người xông hơi có thể điều chỉnh cường độ của liệu pháp bằng cách kéo dù xuống sát đầu hay giương dù lên cao một chút.
–    Về mặt vệ sinh, rửa dù dù sao cũng nhẹ nhàng hơn giặt mền.

Mùa mưa đã đến. Cảm lạnh cách mấy cũng ăn theo. Sắm sẵn thang thuốc xông, thay vì hở chút uống thuốc, là cách đơn giản để người vẫn khỏe cho dù sáng nắng chiều mưa.”

Theo Bác sĩ Lương Lễ Hoàng.

Published in: on Tháng Bảy 1, 2017 at 8:01 sáng  Gửi bình luận  
Tags: ,

Sổ Mũi – Viêm Xoang

Image

Một trong các bệnh về mũi thường gặp là chứng sổ mũi, viêm mũi dị ứng và viêm xoang. Nó thường gây cảm giác rất khó chịu cho người mắc phải và làm ảnh hưởng sức khỏe đường hô hấp còn dẫn đến nhức đầu ảnh hưởng năng suất lao động. Điểm chung của các chứng này là sự tăng tiết dịch ở vùng mũi và bội nhiễm vào các xoang mặt, xoang sàng, ..

Tài liệu sau đây tóm tắt từ các bài giảng của BS Lương Y Hòang Duy Tân.

I. Sổ mũi

Cơ chế gây nên triệu chứng này là phản ứng của cơ thể khi nhiệt độ thời tiết quá lạnh (cảm lạnh) hay quá nóng (cảm nắng). Dịch mũi tiết ra gây môi trường ẩm thấp trong mũi, là môi trường thuận lợi cho virus, vì thế dễ bội nhiễm thành viêm mũi cấp tấn công vào xoang mặt và có thể dẫn tới làm viêm họng.

Sổ mũi là triệu chứng nước mũi chảy ra nhiều ở mũi. Thường thấy khi bị cảm lạnh. Có người sổ mũi quanh năm, thường vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy. Chứng sổ mũi ở trẻ nhỏ, ra nước mũi thò lò liên tục chuyển sang màu xanh, sóng mũi phình ra.  YHHĐ (gọi là viêm VA).

  1. Trị sổ mũi bằng thảo dược theo phương pháp Hương Trị Liệu.

Dùng một bình trà bỏ nước sôi vào các thành phần của một trong hai bài sau, đưa vòi ấm trà vào từng bên mũi để xông huơng tinh dầu. Phương pháp này hiệu quả cao. Một lần xông giảm trên 70%. Vì thế nên làm khỏang 2 lần.

Bài 1 “gừng, tần” giã nát,

Bài 2. Bạc Hà, Ngãi Cứu, Khuynh Diệp, Ngũ Trảo (*)

2. Liệu pháp năng lượng đá Thạch Anh (*) khi bệnh mới phát:

  •  nếu là cảm lạnh:  đặt đá thạch anh màu trắng vào huyệt Xích Trạch (thủy huyệt kinh Phế) tay trái.
  • nếu là cảm nắng: đặt đá đen vào huyệt Ngư Tế (Hỏa huyệt kinh Phế) tay trái.Xích trach ngư tế xich trach1
  • II. Viêm Mũi Cấp

Viêm mũi cấp, sổ mũi mà xuất tiết gây ngứa khó chịu, nước chảy vào cuống họng gây viêm họng. làm sưng niêm mạc mũi. Khi bị viêm mũi cấp, người mệt mỏi có thể bị sốt nhẹ, nhức đầu ăn uống kém, cảm giác ngứa, nóng, cay ở mũi.

Ngoại trừ phương pháp sử dụng nước muối sinh lý để rữa xoang mũi không gây tác dụng phụ, YHHĐ có các loại thuốc nhỏ mũi giúp làm khô niêm mạc mũi bằng các thành phần có tính co mạch, kháng viêm, chống dị ứng làm giảm nhanh chóng các triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên người dùng phuơng pháp này sau đó bị nghẹt mũi, khô mũi còn bị tổn thương hệ thần kinh đối giao cảm.

  1. Trị bằng thảo dược theo phương pháp thảo dược.
  • Bột gừng trộn mật ong chấm vào lỗ mũi.
  • Hành tươi giã nát, cho vào vải mỏng nhét vào mũi (sáng làm phần củ, trưa làm phần giữa, tối phần ngọn hành)
  • Thuốc nhỏ: hành lá 7 cây giã nhỏ, dầu bạc hà 1 giọt, dầu glycerin 1 giọt. bò vào bình. Giọt vào mũi.
  • Tinh dầu quế đắp vào huyệt ấn đường.
  1. Trị bằng xoa bóp bấm huyệt hoặc dùng nhang ngải cứu cứu các huyệt

Huyệt Hợp Cốc, Ấn Đường, Nghênh Hương, Thượng Nghinh Hương.

ấn đường

III. Viêm mũi mãn tính

Ít xuất dịch hơn, có khuynh hướng thành viêm họng thứ phát, hay đằng hắng, nói giọng mũi, chẳy nước mắt, viêm túi lệ, nhức đầu, mất ngủ.

  1. Trị bằng thảo dược theo phương pháp Hương Trị Liệu xông như trên.
  2. Trị bằng xoa bóp bấm huyệt.

Kích thích mạnh và cứu các huyệt Hợp Cốc, Đại Tràng, Trung Xung, Thái Uyên, Tỵ Thống Điểm. Cứu huyệt Phế Du

III.             Viêm mũi dị ứng

Hắt hơi liên tục nhiều cái vào buổi sáng. Mệt mỏi nhức đầu, bơ phờ,  không muốn ăn ngủ hay lao động. Nguyên nhân do đề kháng kém.

  1. Trị bằng thảo dược: Uống, ăn những chất nhiều vitamin C: nước chanh, nước cam, rau chân vịt (cải bó xôi), bông cải xanh, trà.
  2. Trị bằng xoa bóp bấm huyệt. Trước khi ra khỏi giường, xoa nhiều lần dọc hai bên sóng mũi, từ huyệt Ấn Đường đến cánh mũi (huyện Nghinh Hương) cho nóng ấm lên. Ngòai ra cón xoa cả tai để cơ thể ấm lên điều hòa thân nhiệt. Luyện tập thở thường xuyên.

IV.   Viêm Xoang Mũi

Chụp phim thấy vùng xoang bị trắng, mờ là viêm xoang. Đau vùng gáy là do viêm xoang Sàng. Thời gian đau thường là 9 giờ sáng.

1. Trị bằng thảo dược

  • Dùng tinh dầu Quế chấm vào huyệt Thái Dương và Ấn Đường hoặc dùng rau Húng Quế xông.
  • Xông hoa cây Cỏ Hôi/ Cứt Lợn.
  • Dùng Ngó Sen 0-12g và 4g gừng giả nát bọc vải đắp vào trán trong vòng 30’. Người bệnh có cảm giác muốn ói và khạc ra nhiều mũ trong xoang.
  • Rữa bằng nước muối pha 10g muối trong 1 lít nuớc.
  1. Trị bằng xông

Bạc hà, Bạch Đàn, Ngải cứu, Ngũ Trảo.

Rất hy vọng bài sưu tầm này hữu ích cho các bạn khi gặc các chứng bệnh khó chịu làm tổn thương hệ hô hấp.

(*) Phần viết bổ sung của Thiên Tâm

Image                                              image_1 

Hương trị liệu – Phương pháp chữa bệnh độc đáo

Tôi là người đam mê nghiên cứu liệu pháp chăm sóc sức khỏe tự nhiên, không dùng thuốc.

Vào năm 1997, Mẹ tôi lâm bạo bệnh, cùng lúc bị ung thư phổi di căn qua xương. Nhưng Mẹ nhất định không chấp nhận phương pháp xạ trị hay hóa trị.  Mẹ chấp nhận chịu đau chờ chết. Cơn đau đớn hằng đêm đến với Mẹ làm tôi nẫu ruột.  Các lọai thuốc giảm đau ngày càng phải tăng liều khiến Mẹ tăng thêm nhiều bệnh mới, phải điều trị thêm nhiều lọai thuốc trị bệnh mới mà cơn đau cứ kéo tới ngày càng dày hơn.

Hồi ấy ai bảo làm gì cho Mẹ đỡ đau tôi cũng làm. Tôi dùng cả nọc rắn mỗi ngày cho Mẹ. Thời gian dùng nọc rắn cơn đau đến thưa hơn và cường độ đau cũng có vẻ giảm chút ít, giúp Mẹ có thể chợp mắt. Hồi ấy tôi băn khoăn nhiều khi sử dụng phương pháp này cho Mẹ vì thấy mình gây nên tội đã sát sinh, làm sao đem đến sự an lành cho Mẹ. Tôi ngừng không tiếp tục phương pháp này và tìm đọc các tài liệu cổ truyền.

Tôi phát hiện kho tàng kinh nghiệm trong dân gian có nhiều phương pháp tự nhiên giúp giảm đau như : đắp khoai sọ, đắp gừng xào rượu, chườm muối hạt rang nóng, đắp nha đam, đáp lá nhàu, lá lốt, bột đinh hương trị đau răng, ngãi cứu xào dấm … Tôi ứng dụng thử thấy vài phương pháp, thấy cơn đau của mẹ được cắt ngay khi sử dụng.  Thuốc chỉ đắp ngòai da, không uống, nhưng hiệu quả, không gây phản ứng phụ.

Tuy nhiên, Anh chị em của tôi không đồng ý ngưng thuốc tây cho Mẹ vì nghĩ rằng Mẹ bênh quá nặng không thể chi với nhúm muối, củ gừng, chút dấm mà giải quyết cái đau cho Mẹ. Giải pháp sau cùng mà các bác sĩ sử dụng là morphin.  Lúc ấy Mẹ chỉ sống đời sống thực vật, nhìn thấy rất đau lòng.

Từ kinh nghiệm này tôi càng hiểu hơn câu nói nổi tiếng của Hải Thượng Lãng Ông – Lê Hữu Trác “ Dùng thuốc để trị bệnh là hạ sách. Không dùng thuốc mà trị được bệnh mới là thượng sách.” 

Tôi tìm hiểu thấy có vô số phương pháp trị bệnh không dùng thuốc:  Khí Công, Yoga, Châm Cứu, Bấm Huyệt, Án Ma Pháp, Cảm Xạ,  Cạo Gió, Chích Lễ, Thập Chỉ Đạo, Shiasu, Diện chẩn, nồi lá xông, … Trong mỗi bộ môn còn có nhiều trường phái khác nhau. Trong châm cứu có cứu sẹo, cứu mồi, cứu chỉ, châm điện, châm kim, châm laser, v..v.. và tôi vô cùng thú vị với phương pháp Hương Trị Liệu từ nồi xông cảm vì tính năng tuyệt vời của nó ….

Published in: on Tháng Bảy 19, 2012 at 10:30 sáng  Gửi bình luận  
Tags: , , ,